icon icon icon

Dưới đây là những câu hỏi mà bộ phận Chăm sóc khách hàng của AMM Germany thường gặp từ các mẹ khi chọn lựa các sản phẩm sữa dinh dưỡng của công ty. 

1. Những lưu ý khi lựa chọn sữa bột cho bé:

  • Thành Phần: khi lựa chọn sữa cho con, các mẹ ngoài việc xem xét vấn đề cân bằng dĩnh dưỡng, mà còn cần xem thành phần dinh dưỡng liệu có đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ không. Với một số loại sữa sẽ có bổ sung thêm những thành phần đặc biệt các mẹ cần kiểm tra những thông tin như giấy chứng nhận hoặc những thông báo kiểm nghiệm từ những cơ quan chức năng có thẩm quyền.
  • Nhãn mác: Nhãn dán ngoài bao bì cần rõ ràng, các thông tin ngày sản xuất, hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng phải rõ ràng minh bạch. Kiểm tra nhãn mác cẩn thận phòng tránh trường hợp mua phải sữa hàng giả mạo, không rõ ràng và quá hạn sử dụng
  • Hộp: Kiểm tra xem hộp có bị méo không, nắp thiếc trên nắp hộp có kín có bị hở hơi không. Việc hộp bị méo, nắp thiếc không kín có thể gây ra hỏng sữa, sữa có mùi và ngả màu.
  • Kiểm tra chất lượng sữa: việc đầu tiên trước khi cho con sử dụng sữa, mẹ cần kiểm tra kỹ xem sữa trong hộp có bị vón cục hoặc có mùi khác lạ không, màu thành phẩm có bị biến đổi… Nếu có những dấu hiệu này thì rất có thể sản phẩm đã bị biến chất trong quá trình sử dụng mẹ đã không bảo quản đúng cách.
  • Lựa chọn sữa có thương hiệu, có đăng ký đăng kiểm rõ ràng từ các cơ quan chức năng: Việc lựa chọn sữa phù hợp cho con đã khó, nhưng để đảm bảo an toàn cho con còn khó hơn. Vì vậy, việc lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng là điều hết sức cần thiết.

2. Trẻ bú bình bao lâu là hợp lý và đảm bảo sức khỏe

Đối với trẻ nhỏ mỗi 1 giai đoạn lại có cữ sữa và lượng sữa bổ sung khác nhau:

  • Đối với trẻ sơ sinh cho đến 6 tháng tuổi, sữa mẹ vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng  chính, trường hợp mẹ thiếu sữa mới cần bổ sung  sữa công thức. Trung bình mỗi một cữ sữa cách nhau từ 1,5 đến 2 tiếng đồng hồ.
  • Đối với các trẻ lớn hơn, có bổ sung các bữa ăn dặm, thông thường mỗi cữ sữa cách nhau khoảng từ 34 tiếng/ lần. Tuy nhiên, thời gian cho uống cần cân đối với thời gian ngủ của trẻ và thời gian sinh hoạt của bố mẹ. Đặc biệt, không nên cho trẻ uống sữa ban đêm từ 00h – 4h sáng, vì sẽ hình thành thói quen ăn đêm của trẻ không hề tốt.
  • Mặc dù đưa ra lời khuyên các mẹ nên cho con uống sữa cách nhau từ 34 tiếng/ lần, nhưng cũng cần có một sự linh hoạt. Không vì đến giờ uống sữa mà trẻ đang ngủ, hay đã no bụng do đã ăn đồ ăn vặt trước đó mà ép trẻ uống sữa bằng được, điều này sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ, vì sẽ khiến dạ dày làm việc quá sức. Nhưng cũng không vì trẻ ngủ quá ngon hơn 5 tiếng mà không đánh thức trẻ dạy uống sữa, sẽ khiến trẻ bị đói, mà khi bụng quá đói cho trẻ uống sữa sẽ khiến loãng dịch vị dạ dày ủa trẻ điều này sẽ khiến trẻ gặp các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy.

3. Trẻ bị đi ngoài, táo bón do sử dụng sữa bò

  • Với những trẻ sau khi sử dụng sữa có biểu hiện bị đi ngoài nhiều lần với lượng ít, xuất hiện các tép sữa, cho thấy trẻ bú quá nhiều nên giảm bớt lượng sữa. Trường hợp giảm lượng sữa vẫn còn hiện tượng tiêu chảy, có thể trẻ đã uống sữa trong lúc đói, hoặc do mẹ đã pha sữa không đúng công thức và chưa đảm bảo vệ sinh tiệt trùng với dụng cụ pha sữa.
  • Trẻ bị táo bón, thối cho thấy trẻ uống quá nhiều, sữa nhiều đạm và lượng đường ít nên tăng thêm đường trong sữa. Nhưng nếu lượng đường quá nhiều sẽ khiến phân của trẻ kèm theo bọt, nếu phân hơi nhão có màu vàng và mùi chua thì nên giảm lượng đường trong sữa bằng cách thêm nước làm loãng sữa.
  • Với những trường hợp trẻ có biểu hiện, nôn trớ, chán ăn, tiêu chảy kéo dài ….. mặc dù đã dùng đủ biện pháp khắc phục, thì rất có khả năng trẻ đã bị nhiễm khuẩn đường ruột. Với những trường hợp này mẹ cần đưa con đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị.

4. Trẻ bị táo bón do uống sữa công thức

Việc bổ sung thêm sữa công thức vào bữa ăn hàng ngày cho trẻ không còn xa lạ đối với các bà mẹ. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp trẻ bị táo bón sau khi sử dụng sữa công thức, nguyên nhân chủ yếu:

  • Do sữa có chứa hàm lượng đạm, sắt, canxi cao mà cơ thể của trẻ không đáp ứng kịp cũng sẽ khiến trẻ gặp triệu chứng táo bón.
  • Do mẹ pha sữa không đúng với công thức sữa do nhà sản xuất khuyến nghị như: nén chặt sữa trong muỗng, không dùng thanh gạt hoặc dụng cụ gạt phẳng sữa trên muỗng đong.

Cách khắc phục:

  • Cho trẻ uống nhiều nước. Pha sữa sử dụng dụng cụ để gạt sữa và pha sữa đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất tránh pha đặc.
  • Bổ sung nhiều rau xanh trong khẩu phần ăn của trẻ(sử dụng cả cái). Ăn thêm trái cây chín hoặc nước ép hoa quả.

5. Sau khi mở lon sữa thì có thể dùng trong bao lâu? Có thể bảo quản lạnh được không?

  • Sữa công thức hay còn gọi là sữa bột được sản xuất với nguyên liệu chính từ sữa tươi như: sữa bò, sữa dê, sữa cừu. Được bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất cần thiết khác với công thức chuẩn từ viện dinh dưỡng phù hợp cho từng lứa tuổi sử dụng .
  • Đa số các sản phẩm sữa công thức dạng bột đều khuyến cáo sau khi mở hộp thì dùng hết trong vòng 30 ngày.
  • Sữa bột công thức không nên bảo quản trong tủ lạnh bởi vì sữa dạng bột được sấy khô nếu bảo quản lạnh khi lấy ra ngoài không khí sẽ rất dễ bị hút ẩm. Khi sữa bị ẩm thì rất dễ bị mốc cũng như làm hỏng các vi chất dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sữa. Chính vì vậy mà hầu hết các loại sữa bột công thức đều được khuyến cáo bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

6. Tâm lý mua sữa ngoại tốt hơn sữa nội của các mẹ bỉm sữa có thực sự đúng?

Đây là tâm lý chung của hầu hết các mẹ bỉm sữa có chung suy nghĩ “sính ngoại”. Để tháo gỡ nút thắt này, trước tiên các mẹ cần phải trả lời được câu hỏi “sữa như nào mới thực sự là sữa tốt nhất cho con mình”?. 
Các mẹ nên hiểu rằng, có những sữa bé này uống rất tốt nhưng bé khác uống chưa chắc đã phát triển được đúng theo mong muốn và kỳ vọng. Vì vậy, hiểu một cách đơn giản mỗi bé sẽ có những cơ địa khác nhau, có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, chúng không phải là robot  mà cứ lập trình sẵn chúng sẽ vận hành đúng theo ý nghĩ của ta. Chính vì vậy, là một người mẹ thông thái nên hiểu được cơ thể và nhu cầu dinh dưỡng của con để lựa ra sản phẩm sữa phù hợp.

7. Sữa bổ sung nhiều DHA sẽ khiến trẻ thông minh hơn?

DHA được hiểu là một acidbéo thuộc nhóm omega-3 được triết xuất chủ yếu từ dầu cá hoặc tảo biển. Là một chất rất quan trọng nhưng cơ thể lại không thể tự tổng hợp được mà phải được cung cấp từ nguồn thực phẩm. 
Việc bổ sung DHA giúp cải thiện sự phát triển của nhận thức trong não bộ và thần kinh thị giác của trẻ trong những năm đầu đời. 
Tuy nhiên, chưa có một bằng chứng rõ ràng nào về việc bổ sung DHA, chất dinh dưỡng chính được tìm thấy trong cá và dầu cá sẽ giúp cải thiện sự phát triển não bộ ở trẻ sơ sinh, nhưng cũng không tìm thấy nguy cơ nào trong việc bổ sung quá nhiều DHA vào sữa cho trẻ nhỏ. 

8. Những lưu ý khi pha sữa bột cho con mẹ cần biết?

  • Không dùng nước khoáng để pha sữa
  • Không dùng nước mới sôi pha sữa, điều này sẽ khiến sữa bị mất chất dinh dưỡng
  • Không pha sữa lẫn nước cháo
  • Khi đong sữa cần theo đúng hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất, không nén sữa, sử dụng thanh gạt phẳng muỗng sữa.
  • Dùng nước sôi để nguội về mức âm ấm mới pha sữa cho con
  • Vệ sinh dụng cụ pha sữa thật sạch sẽ bằng nước sôi trước khi pha.

9. Trẻ trong độ tuổi ăn dặm có nên bổ sung thêm ngũ cốc vào sữa công thức cho trẻ

Khi trẻ nhỏ bước sang giai đoạn ăn dặm hoặc ăn cơm, các mẹ thường có tâm lý thêm thắt ngũ cốc hay men ăn ngon vào sữa nhằm kích thích vị giác và tăng hàm lượng dinh dưỡng cho con. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến những hậu quả không hề tốt cho bộ máy tiêu hóa của trẻ.
Với sữa công thức được các sản xuất tinh chế và tính toán theo công thức chuẩn xác khi bổ sung hàng chục các dưỡng chất cùng vitamin vào sữa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ, thêm bất cứ thứ gì cũng đều có thể gây nguy hại đến sức khỏe của trẻ.
Bởi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hệ tiêu hóa còn non nớt, chưa phát triển toàn diện và rất nhạy cảm với các thức ăn lạ. Việc kết hợp các thực phẩm vào chung sữa trong một lần ăn sẽ khiến các chất phản ứng ngược lại nhau gây ra thừa hoặc thiếu dưỡng chất, điều này ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sức khỏe toàn diện của trẻ.

10. Tại sao khi pha sữa, sữa không tan hết và bị vón cục?

Với việc pha sữa tưởng như đơn giản nên rất nhiều mẹ không để ý, nhưng thực chất cần để ý rất nhiều. Để tránh tình trạng pha sữa bị vón cục với tất cả các loại sữa, các mẹ có thể áp dụng cách làm như sau:

  • Pha sữa theo đúng hướng dẫn trên hộp theo tỉ lệ sữa và nước. Sử dụng nước sôi để nguội chút về mức âm ấm (37 độ). Cho từ từ sữa vào và khuấy đều lên sữa sẽ tan nhanh và tan hết. Chị lưu ý: không đổ sữa vào bình trước rồi mới đổ nước sôi vào vì như vậy sẽ khiến sữa bị vón cục. 

Trường hợp pha sữa không đúng thì đều gây ra tình trạng vón cục, đặc biệt với những dòng sữa có bổ sung nhiều canxi và sắt.

11.  Tại sao giá sữa lại có sự chênh lệch ở mỗi nơi?

Giá sữa ở mỗi nơi sẽ có sự chênh lệch về giá do rất nhiều yếu tố như: thuê mặt bằng, nhân viên….. tuy nhiên, giá sữa khi bán cho người tiêu dùng không được vượt quá giá quy định của nhà sản xuất. Quý khách hàng nên lựa chọn mua sữa ở những đại lý có uy tín chuyên về sản phẩm sữa sẽ được hãng hỗ trợ tối đa về giá cũng như quà tặng đến người tiêu dùng.

12. Tại sao sữa công thức có đạm thủy phân một phần hoặc hoàn toàn lại có giá thành cao hơn?

Mục đích việc bổ sung đạm thủy phân vào sữa để giảm tính gây dị ứng của protein động vật trong sữa công thức đối với trẻ có hệ tiêu hóa nhạy cảm. Tuy nhiên, mùi vị của đạm thủy phân có vị đắng khó dùng và đòi hỏi công nghệ phức tạp nên giá thành sẽ cao. Sau khi trẻ lớn hơn hệ tiêu hóa hoàn thiện, bộ máy tiêu hóa khỏe mạnh hơn, trẻ dung nạp được những sữa công thức có đạm bình thường, lúc này mẹ không cần phải bổ sung sữa co hàm lượng đạm thủy phân nữa.

13. Những sai lầm khi pha sữa cho con mà mẹ hay mắc phải? 

  • Dùng nước khoáng pha sữa:  trong nước khoáng có chứa một hàm lượng canxi và Nải khá cao. Việc cho trẻ uống sữa công thức được pha bằng nước khoáng dẫn đến việc thừa canxi canxi có thể dẫn đến táo bón, sỏi thận, calci huyết cao, thận làm việc kém hiệu quả, giảm hấp thu các chất khoáng khác (sắt, kẽm, magie), thừa Natri cơ thể sẽ mệt mỏi, khát nước, khô tế bào, lâu dài dẫn đến bệnh cao huyết áp… Ngoài ra, trong nước khoáng còn có các chất rắn hòa tan (310-360 mg/l) không phù hợp với hệ tiêu hóa và thận chưa hoàn thiện của trẻ.
  • Dùng nước nóng để pha sữa công thức: điều này làm biến đổi rất nhiều chất dinh dưỡng có trong sữa
  • Pha sữa cùng với nước cháo: trong nước cháo có chứa rất nhiều gluxit, mà trong sữa cũng có đầy đủ hàm lượng này, nên việc pha nước cháo lẫn sữa có thể làm trẻ khong hấp thu hết dẫn đến làm quá ngưỡng của trẻ. Bên cạnh đó, trong nước cháo có tinh bột kết hợp với canxi trong sữa dẫn đến kết tủa thành muối vào cơ thể không thể hấp thu được.
  • Đong thìa sữa không chuẩn: nhiều mẹ vì muốn con tăng cân nhanh hơn, hoặc thấy con thích ăn ngọt mà tăng lượng sữa lên so với chuẩn của nhà sản xuất, hay một số bà mẹ sợ con táo bón lại pha loãng sữa ra. Điều này hoàn toàn sai lầm và vô căn cứ, với những trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi nguồn dinh dưỡng chủ yếu từ sữa, nếu pha quá đặc khiến trẻ bị thiếu nước tăng nguy cơ táo bón, pha loãng làm trẻ không hấp thu đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Tỷ lệ chuẩn giúp bé hấp thu một cách tốt nhất chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
  • Nước ấm: nước ấm là nước đun sôi để nguội xuống một nhiệt độ phù hợp mới pha sữa, chứ không phải lấy nước sôi và nước lạnh trộn vào để pha, đó là sai lầm quan trọng. Một lưu ý nữa các bình sũa và núm sữa đều có giới hạn chịu nhiệt nhất định, thông thuwfng tối đa là 3 phút trong nước sôi, nếu bình và núm vú bị đun nóng quá giới hạn này có thể gây nguy hiểm bởi một số chất hóa học bị tan theo hoàn toàn không tốt cho cơ thể của bé. Vì vậy, mẹ không nên cẩn thận quá mức bằng cách luộc bình quá kỹ và lâu, mà cần có một khoảng thời gian theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
  • Thay đổi sữa cho con liên tục: hệ tiêu hóa của trẻ rất nhạy cảm nên khi mẹ muốn đổi sữa cho bé thì tuân thủ theo nguyên tắc, mỗi ngày giảm 1 cữ sữa và thay vào đó là 1 cữ sữa mới dần dần cho đến khi sữa mới thay thế hoàn toàn sữa cũ, như vậy hệ tiêu hóa của trẻ mới không bị thay đổi đột ngột dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Mỗi loại sữa lại tạo ra một hệ vi sinh đường ruột khác nhau, nên khi thay đổi sữa sẽ làm thay đổi hệ vi sinh đường ruột làm ảnh hưởng đến vấn đề tiêu hóa hấp thụ sữa. Đặc biệt, không nên pha sữa cũ và sữa mới chung với nhau sẽ làm rối loạn hệ tiêu hóa của trẻ.
Nếu cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ hotline chăm sóc khách hàng 1900.63.68.23

ĐỐI TÁC