Để việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ đạt kết quả cao thì việc tăng cường, nâng cao sức đề kháng cho trẻ đóng một vai trò hết sức quan trọng, nó sẽ giúp trẻ khỏe mạnh hơn, thông minh hơn, nhanh nhẹn hơn và đặc biệt là chống lại các yếu tố gây bệnh bên ngoài môi trường một cách hiệu quả. Dưới đây là 7 bước tăng cường sức đề kháng cho trẻ các mẹ nên tham khảo
1. Cho trẻ ăn các thực phẩm giàu protein
Bao gồm thịt heo, thịt gà, thịt bò, … bạn nên cho trẻ ăn thịt nạc tách mỡ để nâng cao sức đề kháng hiệu quả, tạo ra nguồn năng lượng dồi dào và hạn chế tình trạng béo phì rất phổ biến ở trẻ em hiện nay. Trong các loại thịt nạc có chứa một hàm lượng lớn protein, là thành phần quan trọng để bảo vệ, duy trì, tăng cường sức khỏe, đồng thời chất kẽm phong phú trong loại thực phẩm này còn hỗ trợ các tế bào bạch cầu của cơ thể chông nhiễm trùng cực kỳ hiệu quả. Chính vì vậy không thể thiếu thịt nạc trong chế độ ăn lành mạnh hàng ngày của trẻ rồi phải không nào.
2. Tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ
Các bà mẹ nên đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch để phòng chống một số bệnh nguy hiểm như Sởi, Thuỷ đậu, Viêm não, Viêm gan , Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà...
3. Sữa non giúp tăng sức đề kháng cho trẻ 1 cách hiệu quả
Sữa non thực sự là toa thuốc tăng cường sức đề kháng tuyệt vời cho trẻ. Sữa non có nhiều kháng thể như IgA, IgG, IgM, IgD và bạch cầu (4.000 bạch cầu trong 1 ml) nên trẻ được bú sữa non sẽ tránh được dị ứng và một số bệnh nhiễm khuẩn. Các bạch cầu tiết ra IgA, lactoferin, lisozym và interferon, có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại các vi khuẩn đường ruột.
4. Tiếp xúc thường xuyên với môi trường xung quanh
Việc tiếp xúc thường xuyên với môi trường xung quanh làm tăng khả năng thích nghi của trẻ với môi trường. Điều đó đồng nghĩa với sức đề kháng của trẻ với các nhân tố độc hại của môi trường. Ví dụ như nắng, gió và mưa là những nhân tố không thể thiếu của môi trường sống nhưng lại dễ làm trẻ ốm nếu trẻ ít được tiếp xúc.
5. Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ – phương pháp tăng sức đề kháng từ thói quen
Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ là cách mà ba mẹ bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ xâm nhập của vi khuẩn, virus và các mầm bệnh. Nhất là trong thời gian trẻ tập bò, tập đi, bé thích tự mình khám phá mọi thứ xung quanh, mẹ càng cần vệ sinh sạch sẽ cho trẻ trước khi ăn và sau khi vệ sinh để vi khuẩn không tấn công hệ tiêu hóa của trẻ.
6. Không nên tùy ý dùng thuốc kháng sinh
Hệ thống miễn dịch của cơ thể quen với một vài loại vi khuẩn tránh cho trẻ khỏi mắc bệnh. Việc tùy ý dùng thuốc kháng sinh dẫn tới hiện tượng "nhờn" thuốc. Điều này khiến cơ thể không thể chống lại sự xâm nhập của những loại vi khuẩn trong môi trường xung quanh.
7. Các loại rau có màu xanh đậm
Các loại rau có màu xanh đậm như rau bina, rau dền xanh, rau cải, bông cải xanh,… rất giàu vitamin C, carotene, protein và các khoáng chất như sắt, canxi, phốt pho. Luôn cho trẻ ăn các loại rau này mỗi ngày có tác dụng nâng cao sức đề kháng hiệu quả, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ, đồng thời tăng cường khả năng phòng bệnh truyền nhiễm cực kỳ hiệu quả nữa đấy. Với các loại rau này, bạn có thể nấu canh, nấu súp hoặc xay nhuyễn vào cháo đối với trẻ nhỏ để giúp trẻ thích ăn rau hơn và ăn được nhiều rau hơn nhé.